- Muỗi cái hút máu người vì trong máu người có protein - một trong những dưỡng chất quan trọng để tạo ra trứng muỗi. Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đời; để thực hiện được chức năng này muỗi cái cần phải đốt máu.
- Còn muỗi đực chỉ hút nhựa cây vì trong đó có chất đường để duy trì vận động mà thôi.
- Khi muỗi cái đốt no máu, chúng tìm nơi trú ẩn để tiêu máu; đó là những nơi kín gió, ấm áp, ẩm thấp và tối tăm. Mỗi loài muỗi có tập tính tìm nơi trú ẩn khác nhau.
Khi muỗi hoàn thành giai đoạn tiêu máu thì trứng cũng đã chín. Muỗi cái tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, muỗi lại bay đi tìm mồi hút máu. Thời gian vừa đẻ vừa đi tìm mồi hút máu cho lần đẻ sau được tính là một ngày đêm. Thời gian muỗi đốt máu, trú đậu tiêu máu, hình thành trứng chín, tìm nơi sinh đẻ và bay đi tìm mồi đốt máu gọi là chu kỳ sinh thực. Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Sau mỗi lần đi đẻ muỗi chết khoảng 50%. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Như vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực. Muỗi đực “ăn chay” nên mau chết, còn muỗi cái “ăn mặn” nên sống lâu hơn.
Con muỗi
Phân biệt muỗi đực và muỗi cái:
Nói chung muỗi có hình dáng khá nhỏ (chỉ dài khoảng 2 – 3 mm), nên muốn quan sát rõ và phân biệt được con đực, con cái thì phải dùng đến kính lúp. Tuy nhiên, chúng ta có 1 số mẹo nhỏ để phân biệt như sau:
1. Về hình dáng tổng thể: muỗi đực thường có kích thước nhỏ hơn so với muỗi cái.
2. Về cấu tạo: Ở phần đầu của muỗi có hai antena đối xứng ở hai bên chiếc vòi của nó. Trên mỗi antena sẽ có những chùm lông ngắn, mọc dọc theo antena. Ở con đực, những chùm lông này dài và rậm rạp hơn nhiều so với ở con cái
3. Về thức ăn: muỗi đực chỉ hút nhựa cây và mật hoa để sống qua ngày, một số con muỗi đực sẽ có màu xanh lá cây. Đối với muỗi cái, trong vòng 3 ngày tuổi, chúng cũng chỉ hút nhựa cây và mật hoa, nhưng sau đó, chúng sẽ cần chất đạm trong máu người và động vật để đẻ trứng, thực hiện nghĩa vụ “duy trì nòi giống”.